Văn học Trung Quốc thời phong kiến đã có lịch sử phát triển hàng ngàn năm cùng với lịch sử phát triển văn hóa của Trung Hoa. Từ nhiều ghi chép cho rằng nền văn học Trung Quốc có xuất phát rất sớm từ 5000 năm trước với rất nhiều các thể loại, chữ viết cũng như các phương thức lưu trữ khác nhau. Văn học Trung Quốc cổ đại có thể xem như một sợi dây dài liên tiếp không bị đứt quãng và ngày càng được tô điểm thêm bởi những sự phát triển qua từng triều đại.
Những tác phẩm văn học Trung Quốc cổ đại đầu tiên có lịch sử lâu đời nhất có thể kể đến như các thần thoại, truyền thuyết dân gian. Chúng đã được lưu truyền trong đời sống hàng ngày và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân thời bấy giờ. Nó thể hiện những niềm khao khát của con người thời đó cũng như lý giải các hiện tượng mà lúc bấy giờ chưa ai trả lời được. Những tác phẩm này còn được lưu truyền đến tận ngày nay và xuất hiện không chỉ dưới dạng các ghi chép mà còn được chuyển thể thành phim ảnh rất được ưa chuộng
Văn học Trung Quốc cổ đại vô cùng phát triển
Hệ thống văn học Trung Quốc đầu tiên được lưu trữ dưới dạng ghi chép chính là Ngũ Kinh gồm 5 quyển kinh được Khổng Tử biên soạn: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu. Đây chính là nền tảng của Nho Giáo đã phát triển cực kỳ thịnh và là cột sống của các triều đại phong kiến trong suốt thời kỳ lịch sử.
Tác phẩm giá trị lớn tiếp theo có thể kể đến chính là bộ sử ký của Tư Mã Thiên. Trong văn học Trung quốc thời phong kiến thì đây chính là bộ sử ký đầu tiên của Trung Quốc và nó có tầm ảnh hưởng cực lớn đến việc ghi chép sử sách sau này.
Thời Đường là sự bùng nổ mạnh mẽ trong sự phát triển của nền văn học trung đại Trung Quốc với các gương mặt thi nhân tiêu biểu như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
Thơ Lý Bạch là một trong những tiêu điểm của văn học cổ đại Trung Quốc
Đến thời Tống ta có sự xuất hiện của “Tứ Thư” là phần còn lại trong “Tứ Thư Ngũ Kinh”, hoàn thiện tư tưởng Nho Giáo thời phong kiến.
Cuối cùng, các tiểu thuyết Trung Quốc thời phong kiến phát triển rực rỡ trong giai đoạn nhà Minh – Thanh để lại những tác phẩm được cho là kinh điển trong nền văn học Trung Hoa.
Văn học Trung Quốc hiện đại
Lịch sử văn học Trung Quốc sau khi kết thúc thời kỳ phát triển rực rỡ của nền văn học cổ đại Trung Quốc là bước chuyển tiếp mạnh mẽ sang thời kỳ văn học hiện đại với sự tiên phong của Lỗ Tấn.
Lỗ Tấn – Người được xem như là huyền thoại của nền văn học Trung Quốc hiện đại
Thời đại này bắt đầu từ sau cách mạng Tân Hợi năm 1911, khi đó do tình hình của đất nước mà cá tác phẩm văn học Trung Quốc lúc này bắt đầu mang những thiên hướng chính trị sâu sắc như phê phán chế độ phong kiến từ đó ca ngợi chế độ dân chủ. Các nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của thời đại này có thể kể đến như: nhà thơ Quách Mạt Nhược, nhà văn Mao Thuẫn, Ba Kim, Lão Xá và Tào Ngu.
Ngoài ra thậm chí các nhà chính trị còn dùng văn học để đả kích phe phái đối lập và lấy lòng người dân.
Báo cách mạng Trung Quốc
Sau khi thống nhất hoàn toàn đất nước với sự ra đời của nhà nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa, các tác phẩm văn học Trung Quốc tiếp tục được phát triển mạnh mẽ với nhiều thể loại, hình thức khác nhau cho đến ngày nay và trong tương lai.
Văn học Trung Quốc những năm gần đây cũng ghi nhận nhiều cái tên sáng giá. Tiêu biểu phải kể đến Mạc Ngôn – chủ nhân giải Nobel Văn học năm 2012 – và Tàn Tuyết – cái tên xuất hiện trong danh sách đề cử giải Nobel Văn học năm 2022. Ngoài ra, văn học Trung Quốc hiện đại ghi nhận khá nhiều tác giả trẻ nổi lên với thể loại tùy bút, tản văn: Bạch Lạc Mai, Lư Tư Hạo, Triệu Đinh,…
Các tác phẩm nổi tiếng trong văn học Trung Quốc
Sau đâu visa GVS xin gửi đến các bạn các tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc được hàng triệu độc giả trên khắp thế giới biết đến.
Trong các tác phẩm văn học Trung Quốc thời phong kiến, nổi tiếng nhất đó chính là tứ đại danh tác được cho là kết tinh của văn học suốt chiều dài lịch sử 4000 năm phong kiến
- Tam Quốc Diễn Nghĩa: Là một trong “Tứ đại kỳ thư” của Trung Quốc là niềm tự hào của đất nước tỷ dân được sáng tác bởi La Quán Trung dựa theo lịch sử có thật kể về sự tranh chấp chính trị quân sự của quân đoàn phong kiến sau khi nhà Hán suy yếu là Ngụy đứng đầu bởi Tào Tháo, Thục đứng đầu là Lưu Bị và Ngô đứng đầu là Tôn Quyền. Hiện nay tiểu thuyết này đã được xuất bản ra thế giới và được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.
- Tây Du Ký: cứ mỗi mùa hè đến thì cũng là lúc mà bộ phim quen thuộc gắn liền với bao thế hệ trẻ em “Tây du ký” lại được lên sóng. Cũng là 1 trong “Tứ đại kỳ thư” của Trung Quốc kể về hành trình đi lấy kinh của bốn thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng đã quá quen thuộc với chúng ta. Tiểu thuyết được sáng tác bởi nhà văn Ngô Thừa Ân.
- Hồng Lâu Mộng: Lại là một trong “Tứ đại kỳ thư” nổi tiếng kể về cuộc đời của thiếu gia Bảo Ngọc của tác giả Tào Tuyết Cần. Thậm chí tác phẩm này còn được xác lập hẳn một ngành nghiên cứu được gọi là Hồng Học.
- Thủy Hử: tác phẩm cuối cùng trong “Tứ đại kỳ thư” kể về 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc của tác giả Thi Nại Am. Một bức hùng ca về những người huynh đệ trong thời đại loạn lạc.
Tứ đại kỳ thư của văn học Trung Quốc thời cổ đại
Tiếp đó phải kế đến một số tác phẩm khác trong văn học Trung Quốc cũng đã được xuất bản với nhiều thứ tiếng trên khắp thế giới.
- Binh pháp Tôn Tử: đỉnh cao của nghệ thuật quân sự cổ đại đã được dịch ra 100 thứ tiếng và xuất bản trên khắp thế giới. Tác phẩm này để lại những giá trị to lớn mà đến ngày nay vẫn được nhiều người nghiên cứu và ứng dụng.
- AQ chính truyện: Tác phẩm tiêu biểu cho nền văn học hiện đại của Lỗ Tấn mang tính thời sự đường thời khi phê phán tính chất giả dối và phản động của giai cấp tư sản lãnh đạo bị thao túng bởi bọn đầu cơ. Không chỉ mang ý nghĩa về mặt văn học AQ chính truyện còn có ý nghĩa lớn về mặt chính trị.
Ngoài ra còn rất nhiều các tác phẩm đỉnh cao khác: Cao Lương Đỏ (Mạc Ngôn), Liêu Trai Chí Dị (Bồ Tùng Linh), Mật Mã Tây Tạng (Hà Mã) v…v… với đủ thể loại khác nhau.
0 تعليقات