Advertisement

Trà đạo Trung Quốc


Nguồn gốc, lịch sử trà đạo Trung Quốc

 

Nguồn gốc, lịch sử trà đạo Trung Quốc
Nguồn gốc, lịch sử trà đạo đã được hình thành từ rất lâu đời, như một dòng suối mát chảy trong trong tâm hồn của từng người dân Trung Hoa

Trà đạo Trung Quốc qua từng thời kỳ lịch sử gắn liền với các triều đại được tóm tắt như sau:

Ở Trung Quốc vào thời nhà Thương – Chu, trà chủ yếu là được dùng với công dụng làm thuốc chữa bệnh và lúc bấy giờ nó thực sự chưa được xem là loại một thức uống.

Thời nhà Hán, mãi đến thời kỳ này, tục uống trà mới dần dần hình thành ở Trung Quốc và đã được du nhập vào cung đình Từ thời kỳ Tam Quốc Lưỡng Tấn. Ở thời điểm đó, trà được coi là một thức uống sang trọng và tuyệt vời nhất để đãi khách trong giới đại sĩ phu và văn nhân.

Thời nhà Đườngtrà đạo được phổ biến và lan rộng đến tất cả tầng lớp nhân dân, không những thế trà còn được người dân coi như một nét truyền thống văn hóa đẹp và cần được kế thừa và phát triển hơn nữa. 

Trong thời kỳ nhà Thanh lúc bấy giờ, việc đặt riêng một quán trà đã trở thành một trào lưu phổ biến, tại đây, các quan khách có thể nghỉ ngơi và thưởng thức nhâm nhi một tách trà cũng như cùng đàm đạo các vấn đề xảy ra được xem là một sự hưởng thụ tuyệt vời. 

Trà đạo Trung Quốc
Trà ở Trung Quốc khởi điểm như một loại thuốc để chữa bệnh và sau giai đoạn phát triển nó dần trở thành một loại thức uống không thể thiếu trong đời sống người dân.

Nơi được xem là khởi nguồn của nghệ thuật trà đạo Trung Hoa ngày nay chính là nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Để trở thành một nét văn hóa nghệ thuật như bây giờ thì trà đã trải qua ba giai đoạn để hình thành từ trà bánh đến trà ngâm, cụ thể như sau:

Giai đoạn thứ nhất, là vào thời Đường ở Trung Quốc lúc bấy giờ được xem là một đỉnh cao của nghệ thuật uống trà bánh. Bộ sách “Trà kinh” của Lục Vũ đã được ra đời đúng vào thời điểm này. “Trà kinh” được xem là một bộ sách trà học đầu tiên trên thế giới và mở đầu cho nghệ thuật văn hóa uống trà của người Trung Quốc. 

Giai đoạn thứ hai, là vào đời nhà Tống người dân đã chuyển từ trà bánh sang dùng loại trà bột. Tức là tán lá chè ra thành bột rồi khuấy cùng nước sôi. Ở giai đoạn này, mỗi tầng lớp sẽ có cách thưởng trà khác nhau.

Giai đoạn thứ ba, do cuộc chiến xâm lược dưới sự cai trị của quân Nguyên thì đến thế kỉ XIII văn hóa uống trà của trời đại trước đã bị tàn phá. Nghệ thuật trà đạo Trung Hoa đã bị suy tàn và phải đến thời nhà Minh thì văn hóa trà Trung Hoa mới được phục hồi phần nào. Và chính trong thời kỳ này, trà ngâm tức là hình thức pha trà như này nay mới được định hình do Minh Thái Tổ nghĩ ra. 

Như vậy, có thể thấy rằng lịch sử phát triển trà tạo tại đất nước này để được hình thành từ rất lâu trước đó và trải qua nhiều thăng trầm, biến cố mới có được vị trí độc đạo như ngày hôm nay.

Nghệ thuật pha trà đạo Trung Quốc có gì đặc biệt?

Nghệ thuật pha trà đạo Trung Quốc có gì đặc biệt?
Nghệ thuật pha trà đạo Trung Quốc chính là nét nghệ thuật “Hòa tĩnh di chân” vô cùng đặc biệt

“Tĩnh lặng, hài hòa, trung thực” chính là những từ dùng để miêu tả cho nét văn hóa nghệ thuật trà đạo Trung Quốc.

Sự tĩnh lặng, thanh thản của vẻ bề ngoài hay nét lặng yên bên trong tâm hồn của con người đó chính là những gì trà đạo mang đến cho người thưởng thức trà. Du dương một bản nhạc nhẹ nhàng và ngâm nhi tách trà để nuôi dưỡng tâm hồn thanh thản là điều mà mọi trà nhân hướng đến.

Muốn pha được một ấm trà thanh mát, trọn vị thơm ngon như ý thì người pha trà bắt buộc phải có cái tâm. “Tâm” được thể hiện ở từng công đoạn pha trà từ chuẩn bị nguyên liệu cho đến pha chế, người pha cần phải thật sự tâm huyết để có được một ấm trà ngon trọn vị và người thưởng trà sẽ cảm nhận được sự tinh tế và thanh mát trong từng ngụm trà.

Khi cái tâm của người pha trà đạo không tĩnh họ sẽ pha ra chén trà thiếu mất đi sự tinh tế và chỉn chu. Vì vậy, trong lòng phải sáng tỏ không có vướng bận chuyện gì và phải thật tĩnh lặng thì mới pha tách trà thanh khiết nhất. 

Trà đạo Trung Hoa được coi là một trạng thái đỉnh cao của hư không và là thước để đo độ tĩnh tâm. Tâm tĩnh thì thưởng trà mới ngon.

Lễ nghi thưởng trà của người Trung Hoa

Lễ nghi thưởng trà của người Trung Hoa
Cũng giống như trà đạo Nhật Bản, lễ nghi thưởng trà là điều không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với văn hoá trà đạo của người Trung Hoa

Dụng cụ thưởng trà phải sạch sẽ

Để pha được một chén trà ngon thì trước tiên dụng cụ pha trà cần phải sạch. Dụng cụ pha trà sạch sẽ không chỉ giúp nhìn cho chén trà ngon hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh mà nó còn là một việc quan trọng trong thể hiện sự tôn trọng người thưởng thức chén trà đó.

Dụng cụ pha trà sạch sẽ
Dụng cụ pha trà sạch sẽ đem đến cảm nhận hương vị trà tuyệt hơn và đặc biệt còn thể hiện trọng lễ nghĩa của chủ nhà đối với khách

Lượng nước pha trà phải vừa đủ

Không nên bỏ quá nhiều nước pha trà sẽ làm cho trà bị loãng nên pha vừa đủ lượng nước so với lượng trà bỏ vào để đảm bảo hương vị trà sẽ nguyên vẹn, đậm đà thơm ngon. Hay có cách khác khi khách đến thưởng thức trà đạo gia chủ có thể hỏi xem khách muốn dùng trà đậm vị hay vừa để cho lượng nước pha trà phù hợp.

Bưng trà phải đúng cách

Dựa theo thói quen của văn hóa uống trà của người Trung Quốc, khi bưng trà cần phải bưng hai tay nó thể hiện sự tôn trọng với khách. Khi bưng trà cần phải cẩn thận và chú ý để không làm đổ trà tránh gây bỏng.

Bưng trà đúng cách
Để thể hiện sự hiếu khách, đa số gia chủ đều dùng hai tay của mình để bưng trà mời khách, một tay cầm vai tách và một tay đỡ đáy tách trà.

Thêm trà phải kịp lúc

Khi ly trà của khách cần thêm nước thì gia chủ cần rót thêm nước trà cho khách, thứ tự khi thêm nước trà đó là khách của gia chủ trước sau đó mới tới gia chủ cũng như ưu tiên người lớn trước rồi mới tới người nhỏ.

Nguyên tắc lễ nghĩa trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc

Nguyên tắc lễ nghĩa trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc
Nguyên tắc lễ nghĩa trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc được quan tâm rất nhiều vì nó thể hiện sự hiểu biết cùng văn hoá ứng xử của những trà nhân thưởng thức.

– Trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc, khi rót trà thì không được rót đầy ly. Bởi lẽ, bên cạnh quan điểm rằng nếu trà được rót đầy ly sẽ chứng tỏ không quý khách đến nhà mình. Và hơn hết, lý do mà chúng ta không nên rót đầy vì trà nóng rất dễ bị bỏng và rất dễ làm đổ trà hoặc rơi chén trà.

– Trong văn hóa trà đạo Trung Quốc khi uống trà cần mời người lớn trước mời người nhỏ sau để thể hiện “Kính trên nhường dưới”. 

– Khi người lớn được châm trà thì cần gõ nhẹ xuống bàn bằng ngón trỏ để cảm ơn. Còn đối với người cùng thứ bậc hay nhỏ hơn thì cần gõ nhẹ hai lần bằng ngón trỏ và ngón giữa để cảm ơn người rót trà.

– Trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc khi bưng ly thưởng trà phải dứt khoác tránh việc kéo lê ly trà, thưởng trà xong hãy chú ý để tách trà xuống một cách chậm rãi và nhẹ nhàng nhất có thể để không tạo ra âm thanh nếu không sẽ gây phiền và thể hiện thái độ không tôn trọng những người thưởng trà khác.

– Trong cách pha trà đạo Trung Hoa nước pha trà đầu tiên nên bỏ đi không uống bởi nước trà đầu sẽ có nhiều tạp chất và không tốt cho sức khoẻ.

– “Khách mới – đổi trà” được hiểu là nếu có khách mới đến trong lúc mọi người đang thưởng trà thì gia chủ sẽ thể hiện lòng hiếu khách và hoan nghênh khách mới bằng cách đổi trà đang uống

– Cuối cùng, nếu gia chủ không đổi trà mới thì tức là đang ám chỉ muốn tiễn khách vì nhiều lý do khách nhau. Người khách sẽ tự động hiểu ám hiệu này và cáo từ.

Trà đạo Trung Quốc ảnh hưởng đến phong cách sống

Trà đạo Trung Hoa ảnh hưởng đến phong cách sống
Trà đạo Trung Hoa ảnh hưởng đến phong cách sống của người Trung Quốc như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Lúc đầu, trà đạo Trung Hoa chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. Nhưng hiện nay trà đạo đã trở thành một nét văn hóa nghệ thuật của người Trung Quốc. Bởi cuộc sống hiện nay có quá nhiều muộn phiền nên nhu cầu thư giãn, giảm stress trong cuộc sống ngày càng tăng lên.

Mọi người cần đến sự yên tĩnh, hòa hợp với thiên nhiên, muốn tịnh tâm để suy nghĩ về cuộc sống, quan sát những sự vật diễn ra xung quanh trong một không gian nhẹ nhàng, thanh thản thì trà đạo là một giải pháp hợp lí nhất. Mỗi ngụm trà thưởng thức đều có vị đắng sau đó để lại vị ngọt thanh như cuộc sống hàng ngày.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét